Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng có nhận dịch tiếng Anh tại Đà Nẵng hay không?

Hỏi:  Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng có nhận dịch tiếng Anh tại Đà Nẵng hay không?

Đáp: Có  bạn nhé

Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng nằm trong hệ thống dịch thuật trên toàn quốc, dịch thuật tại Đà Nẵng đã và đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.  Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại Đà Nẵng.

Tại sao trong số rất nhiều công ty dịch thuật bạn nên chọn dịch thuật tiếng Anh tại Đà Nẵng của dịch thuật Đà Nẵng Miền trung

Đội ngũ nhân viên dịch thuật trình độ cao

Muốn có những bản dịch chính xác chất lượng thì đội ngũ nhân viên dịch thuật là bộ phận không thể thiếu. Chúng tôi sở hữu đội ngũ đông đảo các nhân viên có bằng cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ với khả năng chuyên sâu trong các lĩnh vực.

Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp, chính xác

Quy trình dịch thuật được thực hiện qua các công đoạn: tiếp nhận tài liệu, đánh giá tài liệu, phân công dịch thuật, tiến hành dịch, hiệu đính, kiểm tra, hiệu chính. Mỗi công đoạn đều được tiến hành cẩn thận và luôn có sự kiểm tra nghiêm ngặt. Đảm bảo bản dịch có độ chính xác cao nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Đảm bảo thời hạn cam kết

Muốn tạo được lòng tin của khách hàng thì uy tín chính là chìa khóa quyết định. Sau khi nhận được tài liệu từ phía khách hàng chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành dịch để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng bản dịch cho khách hàng.

Luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật

Luôn đưa ra mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch thuật là điều không phải công ty nào cũng làm được. Đến với dịch thuật  dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này, chúng tôi luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật trong so với những công ty khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn hữu ích nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
ĐC: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Q. Hải Châu, Đà NẵngHotline: 0947.688.883 – 0963.918.438Email: info@dichthuatmientrung.com.vn

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Nghi phạm lấy 750 triệu đồng sau khi sát hại nhà sư

Công an Bình Thuận ngày 28/3 đã di lý Tâm về nhà ở thị trấn Tân Nghĩa (huyện Hàm Tân) để tìm thêm tang chứng của vụ án. Tại đây, cảnh sát đã thu giữ 250 triệu đồng mà nghi phạm cất giấu. Khoảng 500 triệu đồng còn lại, hắn khai đã mang đi trả nợ. Nhiều người cũng xin giao nộp số tiền đã nhận từ kẻ này.

Cơ quan chức năng đưa nghi can đến nơi vứt khúc gỗ dùng gây án ở gần hiện trường. Ảnh: PLO.

Cảnh sát đưa nghi can đến nơi vứt khúc gỗ dùng gây án ở gần hiện trường. Ảnh: PL TP HCM.

Theo điều tra, rạng sáng 23/3, Tâm cầm cây gỗ đi vào chùa Quảng Ân cách nhà 500 m với mục đích trộm tài sản. Gã giật cửa trước, đột nhập gian nhà nơi thầy trụ trì Thích Nguyên Lộc (58 tuổi) đang ngủ. dịch công chứng Bị bại lộ, hắn sát hại thầy trụ trì.

Nghe tiếng động, bà Nguyễn Thị Phượng (43 tuổi, người nấu ăn cho chùa) và con gái Nguyễn Thị Bảo Yến (19 tuổi) từ gian nhà phía sau đi lên cũng bị tấn công. Thầy trụ trì và Yến tử vong, riêng bà Phượng còn sống.

Tâm lấy ba điện thoại và chiếc túi vải của sư thầy treo trong phòng. Hắn sau đó đã quăng hung khí và đốt túi vải ở nghĩa địa cách nhà chừng cây số.

Đến trưa, Tâm chạy xe máy vào Sài Gòn lẩn trốn. Dọc đường vì sợ bị định vị, nghi phạm đã quăng các điện thoại xuống mương thoát nước ở TP Biên Hòa (Đồng Nai), rồi đến phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 thuê nhà trọ ở.

Chiều 26/3, sau ba ngày gây án, Tâm bị bắt giữ tại TP HCM.

Việt Quốc

Hiểm hoạ Covid-19 ở những chợ quê tấp nập

Theo chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 0h ngày 28/3 đến hết ngày 15/4/2020. Tuy nhiên một số chợ quê vẫn "náo nhiệt" sáng 28/3.

Trái với cảnh vắng lặng, ế khách ở các khu chợ, cửa hàng trên nhiều thành phố lớn, chợ quê vẫn tấp nập người mua bán trong tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp.

Chợ Đồng nằm trên địa bàn xã Đồng Cẩm, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, là một khu chợ lớn, họp vào buổi sáng. Người tới mua, bán là người dân của nhiều xã trong địa bàn huyện Kim Thành. Sáng 28/3, chợ vẫn đón hàng trăm lượt người dân, nhưng không hề có cơ quan chức năng và nhân viên y tế tuyên truyền cho người dân về tình hình dịch bệnh, đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước sát khuẩn dịch công chứng hay treo biển khuyến cáo người dân đeo khẩu trang.

Chợ Đồng sáng ngày 28/3. (Ảnh: Hồng Thương)

Chợ Đồng sáng ngày 28/3. (Ảnh: Hồng Thương)

Không những vậy, trong chợ, nhiều quán bán phở, bún, cháo, chè, bánh... vẫn phục vụ người dân. Những quán ăn nằm ngay cạnh khu bán thịt, cá và nhiều người đi lại. Việc này không chỉ không đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn là mối đe dọa lớn nếu có người dương tính với Covid-19.

Người dân tập trung ăn uống ở những quán ăn trong chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Người dân tập trung ăn uống ở những quán ăn trong chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Hôm nay chợ thậm chí còn đông hơn những ngày trước vì là cuối tuần. Vài người dân nghe thông tin dịch bệnh nhiều nên cũng và đeo khẩu trang. Tuy nhiên, không ít người vẫn thờ ơ với việc chống dịch. Với người dân quê, thực phẩm là nhu cầu thiếu yếu, nên dường như vẫn không từ bỏ được thói quen đi chợ.

Một số người không đeo khẩu trang khi đến chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Một số người không đeo khẩu trang khi đến chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Những chợ nhỏ của từng xã trung bình có khoảng hơn 100 người đến mua hàng, tuy nhiên những chợ lớn (là chợ chung của nhiều xã) có thể thu hàng trăm lượt người dân ở các xã đến mua bán, trao đổi hàng hóa. Việc tập trung đông người dẫn đến nguy cơ cao lây nhiễm và khó kiểm soát dịch bệnh. Nếu chính quyền mỗi địa phương không có những giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức và quản lý việc họp chợ của người dân, e rằng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng sẽ là rất lớn.

Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .

Hồng Thương

Honda CB-F Concept - bản kỷ niệm 60 năm

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên triển lãm môtô, xe máy Tokyo 2020 (Tokyo Motorcycle Show) bị hủy, ảnh hưởng đến kế hoạch ra mắt các mẫu xe mới của các hãng ở Nhật Bản. Thay vào đó, Honda giới thiệu xe mới trên trang web của hãng từ 27/3. Sự kiện này mang tên Honda Virtual Motorcycle Show.

Honda CB-F Concept ra mắt tại Honda Virtual Motorcycle Show 2020 từ 27/3. Ảnh: Honda.

Honda CB-F Concept ra mắt tại Honda Virtual Motorcycle Show 2020 từ 27/3. Ảnh: Honda .

Dòng sản phẩm CB của Honda ra đời từ những năm 1960, ban đầu lắp động cơ xi-lanh đơn. Đến 1969 xuất hiện Honda CB750F (bản cho thị trường nội địa) với động cơ bốn xi-lanh thẳng hàng và trở thành khuôn mẫu cho mẫu môtô phong cách cổ điển. Mẫu concept CB-F mừng sinh nhật 60 năm dòng xe CB của Honda ra đời để tôn vinh CB750F và CB900F đầu những năm 1980 (mẫu xe xuất khẩu sang thị trường Mỹ).

CB-F Concept lắp động cơ DOHC 998 phân khối, làm mát bằng dung dịch, lấy từ CB1000R nhưng Honda không tiết lộ thông số chi tiết. Trong khi đó, động cơ của CB1000R có công suất 143 mã lực ở vòng tua máy 7.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 104 Nm tại 8.250 vòng/phút. Hộp số 6 cấp.

Điểm nhấn của CB-F Concept nằm ở gắp đơn nổi tiếng Pro-Am ở phía sau, thừa hưởng từ cỗ máy đua RC-series của Honda Racing Corporation và sau đó là xe đường trường VF-series. Xe dài 2.120 mm, rộng 790 mm, cao 1.070 mm.

Dàn áo trang trí với màu bạc kết hợp với các sọc xanh phong cách thập niên 80, bình xăng thừa hưởng từ CB900F. Giảm xóc trước hành trình ngược USD, kết hợp với hệ dịch công chứng thống phanh mới với bộ kẹp phanh bốn piston. Giảm xóc đơn Pro-Link sau có thể điều chỉnh.

Honda cho biết, hãng chưa có kế hoạch phát triển CB-F Concept thành phiên bản xuất.

Tại sự kiện Honda Virtual Motorcycle Show 2020, hãng xe Nhật Bản giới thiệu loạt mẫu xe mới như Honda CBR250RR 2020 , CBR1000RR-R Fireblade, CBR650R, CBR400R, CT125 Hunter Cub, Grom (MSX) và Rebel 500.

Minh Vũ

Hơn 100 chiến sĩ khử khuẩn Bệnh viện Bạch Mai

19h ngày 28/3, dàn xe đặc chủng 10 chiếc thuộc các đơn vị của Binh chủng Hoá học bắt đầu phun khử khuẩn toàn bộ Bệnh viện Bạch Mai, quận Đống Đa.

Chiều cùng ngày, Bộ Y tế ghi nhận thêm 3 ca Covid-19 liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, nâng tổng số lên 11.

Hóa chất được sử dụng là Cloramin B, theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Theo đại tá Phạm Xuân Hưng, Phó Tư lệnh Binh chủng Hóa học, đơn vị đã trinh sát toàn bộ bệnh viện từ trưa 28/3, bổ sung một số khí tài để có thể phun khử khuẩn quy mô rộng và trên tầng cao.

"Với việc cải tiến khí tài, chúng tôi hy vọng tạo được khu vực môi trường sạch, chặn đứng mầm bệnh phát tán ra bên ngoài", ông Hưng nói.

Hơn 100 chiến sĩ được trang bị đồ bảo hộ phòng dịch, mặt nạ chống độc đã tham gia phun khử khuẩn.

Trước dịch công chứng đó, tất cả bác sĩ, người nhà và bệnh nhân được yêu cầu di chuyển khỏi các khu vực đường trục chính.

Sau khi phun khắp đường trục chính và hành lang bằng máy chuyên phun công suất lớn, bộ đội sử dụng máy nhỏ hơn để đi từng ngóc ngách.

Hơn 20h, công việc hoàn tất. Các chiến sĩ và toàn bộ trang thiết bị được tiếp tục khử trùng để đảm bảo an toàn trước khi về đơn vị.

Đêm 28/3, Bộ Tư lệnh Thủ đô cũng điều động hơn 30 xe để vận chuyển gần 700 người nhà bệnh nhân đi cách ly tập trung.

Việt Nam ghi nhận 174 ca Covid-19 trong đó 28 người khỏi bệnh gồm 21 người đã ra viện và 7 người sẽ xuất viện ngày 29-30/3. Hà Nội là địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh nhất với 61 ca.

Thiết bị xét nghiệm nCoV trong 5 phút

Thiết bị này được FDA phê duyệt ngày 27/3 để sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe như phòng khám bác sĩ, khoa cấp cứu bệnh viện... Dụng cụ xét nghiệm này có thể phát hiện người dương tính với nCoV trong năm phút và kết quả âm tính trong 13 phút.

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Thiết bị có kích thước bằng một lò nướng nhỏ, chỉ nặng khoảng 3 kg dễ dàng di chuyển. Thiết bị xét nghiệm sử dụng công nghệ phân tử, khuếch đại axit nucleic đẳng nhiệt cho kết quả chỉ trong vài phút.

Ông Robert B. Ford, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của phòng thí nghiệm Abbott chia sẻ: Chúng ta phải chiến đấu chống đại dịch Covid-19 trên nhiều mặt trận. Một dụng cụ xét nghiệm có tính di động sử dụng công nghệ phân tử mang lại kết quả trong vài phút sẽ bổ sung vào các giải pháp chẩn đoán cần thiết để chống lại virus này".

"Với thiết bị này, các cơ sở chăm sóc sức khỏe có thể triển khai xét nghiệm bên ngoài phòng khám tại các điểm nóng của dịch", Robert cho biết thêm.

Phòng thí nghiệm sẽ tăng cường sản xuất để đạt 50.000 bộ dụng cụ mỗi ngày, cung cấp cho các đơn vị y tế tại Mỹ vào tuần tới. Đơn vị này cũng đang làm việc với các cơ quan quản lý để đưa các thiết bị xét nghiệm nCoV đến vùng tâm dịch.

Tính đến ngày 29/3, Mỹ ghi nhận hơn 122.000 người nhiễm nCoV, là vùng dịch lớn nhất thế giới, trong đó dịch công chứng hơn 2.000 người đã chết. Bang New York là tâm dịch, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trên cả nước Mỹ và hơn 500 ca tử vong. Các bệnh viện tại đây phải tăng công suất ít nhất 50%, một số tăng 100% để ứng phó dịch bệnh, song vẫn đối mặt tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giường bệnh, thiết bị bảo hộ và máy thở.

Lê Cầm (Theo Marketwatch )

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là "về nước ăn bám và lánh nạn"

Vừa qua, cộng đồng mạng đã có những phen bức xúc không tưởng đến từ bộ phận những  du học sinh về nước và đang chịu cách ly . Các du học sinh này đều cho rằng điều kiện mà khu cách ly cung cấp là hết sức tồi tàn, cũ kỹ hay thậm chí còn sử dụng từ ngữ khó nghe, gây phản cảm.

Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ những gì mà cư dân mạng Việt Nam chứng kiến từ các họ, vẫn có những chia sẻ, hành động từ cộng đồng những bạn đang du học quay trở về khiến nhiều người xúc động, 

Mới đây, trên Facebook cá nhân Trung.T.L. nghiên cứu sinh tiến sĩ tại California, Hoa Kỳ  đã đăng tải một đoạn trạng thái dài, chia sẻ về cuộc sống của một du học sinh ở nơi cách ly. Được biết, trước khi sang Mỹ du học, anh từng tham gia giảng dạy tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Anh đã về tới Việt Nam và tham gia cách ly tập trung ở Thanh Hóa đến nay đã là ngày thứ 9.  Anh cho rằng, những điều mà anh đang trải nghiệm trong những ngày qua khiến anh hồi tưởng về quá khứ tuổi thơ đầy niềm vui, và anh đang cảm thấy hạnh phúc trước những gì diễn ra xung quanh anh, nơi trại cách ly.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 1.

Trích lược đoạn chia sẻ của Trung.T.L:

" Mấy hôm nay đọc tin nhiều chiều về cuộc sống cách ly, người thì bảo khổ, người thì bảo thế là sướng rồi, người thì chửi du học sinh là thượng đẳng, du học sinh thì đòi người người phải hiểu mình. Mình thấy trong mọi khó khăn trải nghiệm, những câu chuyện thay vì những lời phán xét sẽ giúp ích được nhiều. Vì truyện thì xây dựng kết nối và lòng đồng cảm.

Ở trong trại cách ly cảm giác mình đương nhiên là lẫn lộn buồn vui. Hiện giờ thì là vui. Vì cuộc sống trong trại cách ly làm mình nhớ thời thơ ấu của mình. Sống trong trại, mình như đang sống lại cái thời trẻ thơ ở Hà Nội.

Hồi đó có trò đi tắm nhà tắm công cộng, bố mẹ mình thường dẫn mình đi, cả nhà tắm chung và gặp mọi người ở chỗ tắm.Với mình, mình chỉ nhớ mỗi việc là phải chào nhiều, chào hết bác này cô nọ, chú này ông kia. Mình cảm thấy như cả cái thế giới mình hồi ý, ai cũng là người trong gia đình. Cứ đi tắm là phải chào. Khái niệm về riêng tư với mình không tồn tại.

Ăn ở thời đó thì đúng là no và ấm hơn là ngon và đẹp. Món mình thích hồi đó là cơm trộn đường và cơm cháy chan nước mắm. Cả 2 đều rất ngon và thơm. Giờ mới biết ăn thế không đủ chất nhưng mà no và trôi được. Thế nên mình cũng như các anh bộ đội ở đây, lùn tịt và nhỏ bé. Nhưng là kiểu nhỏ bé tràn trề sức sống (Cô bé hạt tiêu nhỉ). Ở nhà thì 3, và sau khi có em gái, thì là 4 người trên 1 giường, đắp 1 chăn, chui trong 1 màn. Mọi sinh hoạt ăn ở học ngủ đều diễn ra trong 1 phòng. Riêng tư không tồn tại, nhưng không có lúc nào mình cô đơn hay xì tress mà nhà lại không biết cả. Đến cả khi mình khóc hồi lớp 11 thì lúc đó em mình cũng đang ở cùng phòng 



Quần áo thì vừa mốt vừa rẻ. Mẹ hay mua hàng si đa, tức là quần áo second-hand ở chợ trời. Hồi ấy mình không biết, nhưng hóa ra toàn cầu hóa ra phết. Hay nói cách khác, người "nghèo" chúng mình thời đó, là dân toàn cầu chính hiệu đấy: Mũ cao bồi Mỹ, quần Levi, áo H&M Thụy Điển, giày Đức, tay cầm đồ chơi Héc-man, tay kia đọc Đô rê mon. Ngồi trên cái xe máy simson của Đông Đức. Hôm nay trong trại, có 4G, có email, có facebook, cuộc sống vẫn luôn liên kết. Quá khứ, hiện tại, không vì Cô-Vi với Dương Tính mà làm mất ý nghĩa cuộc sống.



Ở đây với 23 người, trước lạ sau quen, làm mọi thứ cùng nhau, cùng trong hoàn cảnh bị chửi là "về nước ăn bám và lánh nạn," mọi người là những người mình có thể chia sẻ cảm xúc được. (Hóa ra phòng mình đa phần là đi lao động về, chứ không phải đi du học đâu, chỉ có 3 người du học thôi).



Các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây có cái gì như bố mẹ mình hồi đó. Vừa xa cách, vừa mắng mỏ, nhưng lại đầy quan tâm và dịu dàng. Các bạn ở tây chắc vội vàng nghĩ tới Stockholm Syndrome mất.  Nhưng với mình, mình thấy hóa ra các chú bộ đội trong này rất là hiền lành và dễ mến. Họ ăn nói dịu dàng và biết làm trò cười nếu bạn mở lòng với họ trước.



Nghĩ đến họ, mình sống không thấy phải than phiền gì. Đây là cuộc sống của họ mà mình được sống, dù chỉ trong 14 ngày. Giường gỗ cứng, đau người khủng khiếp trong 5 ngày đầu. Chăn chỉ có 1 cái, mình phải chọn đắp hay là nằm lên làm đệm. Họ hàng ngày nhìn thấy cái kiểu Công chúa và hạt đậu của mình, mà họ chả tỏ ra ghét hay chửi gì. Cảm giác sống đời người khác mà không trọn vẹn có phần hơi bức bối. Ai cần gì vẫn đăng kí họ mua được. Mọi người ai cũng cảm thấy biết ơn và muốn trả ơn các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây (phòng mình thấy bảo đóng góp nhiều lắm, không phải vì giàu, mà vì lòng biết ơn dẫn tới sự hào phóng vượt cái tôi).

 

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 2.

Quang cảnh khu cách ly mà chàng nghiên cứu sinh đang ở

Mình thấy vui vì được sống lại cái thời của Ruồi trâu và Thép đã tôi thế đấy. Mình cũng ngạc nhiên là mình vẫn còn phần đó trong người. Hôm các chú bộ đội hỏi chuyển ra khách sạn, cả phòng mình ở lại, mình cũng ở lại. Vì sao ư? Mình ra khỏi phòng, nhìn ra cái sân rộng đầy cây cao cỏ xanh, ánh nắng, gió mát và bao nhiêu người trong trại, mình thấy hơi ngại cái cuộc sống trong 1 phòng khách sạn với vài ba người và không được đi hay nhìn ra cái gì. Mình về là vì vậy, đúng như mọi người nói, là trốn dịch. Nhưng dịch này là dịch Cô-Đơn. Vi là nhỏ, vie trong tiếng Pháp lại là cuộc sống. Cô-Vi, Cô-Đơn, buồn cười nhỉ?



Ở đây những cuộc sống xa lạ va vào nhau, câu chuyện "riêng tư" của anh giường bên, lời thủ thỉ tâm tình với vợ và con gái của anh giường dưới cứ thế mà xâm nhập vào lỗ tai mình. Cái mùi lao động, mùi thuốc, mùi người cứ thế xông thẳng vào mũi mình. Kiểm soát được không? Có lẽ không, nhưng có chọn hạnh phúc được không? Câu trả lời có.



Khi trở lại, hay khi ra khỏi trại, cuộc sống mình sẽ quay trở lại bình thường, tức là "văn minh" "sung sướng" "thoải mái tiện nghi" hơn. Vậy cuộc sống ngắn ngủi này dạy được mình cái gì?



- Sức sống của con người trong mọi hoàn cảnh khó mà dập được. Đời tị nạn, cách ly, rừng núi và đời "bình thường" đều có thể hạnh phúc được.



- Lối suy nghĩ cá nhân và phát triển khiến người ta quên đi sự cần thiết của liên kết tập thể. Mình không muốn nói thời giờ tốt hơn rồi, quá khứ đã qua đi, đừng bắt các em phải sống theo quá khứ các chú, cũng đừng bắt các chú phải thấu hiểu nhu cầu tiện nghi hiện đại của các em. Thay vì đó, mình muốn mọi người thấy: mọi cuộc sống khác biệt, chênh lệch như vậy vẫn đang diễn ra ngay tại thời điểm này, thời hiện đại này, khi mà có những em được đặc quyền, và có những "em" bộ đội phải sống cơ cực. 



- Hãy luôn so sánh, đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cho họ, sống cuộc sống của họ, và hành động giúp đỡ họ. 



- Mình thấy mình có rất nhiều đặc quyền, ai đi du học thì cũng có đặc quyền, có cơ hội học, hay có điều kiện kinh tế. Không phải chỉ có thời mình mới phải vừa làm vừa học lúc nhỏ, mà giờ ở nhiều nơi vẫn có các em làm nhiều hơn học để giúp gia đình. Hơn ai hết, mình biết nhiều em du học sinh còn khó khăn, nhưng cái khó khăn tương đối đó nên được so sánh với những khó khăn ở những nơi như Nghệ An. Có em từng bảo mình, khó khăn không đi du học được, và khó khăn ở đây là bố mẹ chỉ đóng được cho em 300 triệu 1 năm tiền học thôi. Mình thường bảo các em như vậy là có nhà mà bán, có tiết kiệm mà tiêu, có khả năng kiếm tiền mà chi là đặc quyền rồi đấy. Mình bảo các em là phải biết ơn gia đình đã hi sinh cho các em. Đặc quyền được hi sinh, không phải ai cũng có.



- Mình đang nghĩ giàu là tội lỗi không? Đương nhiên là không. Mình cũng thấy được cái mặt tốt hạn chế của suy nghĩ "người giàu giúp người nghèo." Mình cũng không tin vào suy nghĩ đơn giản như ai cũng làm 40 giờ, sao lại có người kiếm nhiều hơn người khác. Những suy nghĩ như vậy đơn giản hóa và không giúp ích được gì. Mình quan tâm hơn đến việc hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng, giáo dục tư duy lối sống sao cho tăng điều kiện bình đẳng hơn đến mọi người.



- Cuộc sống trong trại, đặc quyền ở chỗ được nuôi ăn nên sinh nhiều thời gian rỗi hơn. Xem trong phim xưa của Trung Quốc mới thấy vì sao con trai nó học hành thành tài đỗ quan đỗ chức thì đều cưới vợ nấu cơm cho. Đi du học mà tự nấu ăn sẽ biết tốn thời gian thế nào. Những đặc quyền nho nhỏ vui vui đó, nếu để ý, sẽ thấy thành công đến từ những con người thầm lặng, những cử chỉ nhỏ nhặt không được dịch công chứng nhiều người đánh giá cao. Nhờ đặc quyền đó, mình ngồi học, ngồi viết bài, và ngồi suy nghĩ được nhiều hơn. Và mình tự cảm thấy phải học, viết, nghĩ cho những người nuôi mình ăn.



Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng lên 174: 3 ca liên quan đến BV Bạch Mai

Theo đó, 3 trong số đó liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), 1 ca có thời gian sống trong cộng đồng và 1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. 

CA BỆNH 170 (BN170): Bệnh nhân nam, 27 tuổi, có địa chỉ tại Định Hoá, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nghề nghiệp: lao động tự do (làm thạch cao). 

Đầu tháng 3/2020, bệnh nhân làm trần thạch cao trong khu đô thị mới của Vingroup ở huyện Gia Lâm. Tại đây bệnh nhân ở cùng 04 người, hàng ngày chủ yếu tiếp xúc với 4 người này và một người giám sát trông công trình. Thời điểm này bệnh nhân khỏe mạnh, không ho, không sốt. 

Khoảng ngày 14-15/3/2020, bệnh nhân biết tin bố ốm nên về quê. Bệnh nhân bắt xe Grab (nhưng không đặt xe trên điện thoại) từ Gia Lâm đến bến xe Giáp Bát, lúc 9h30 bệnh nhân lên xe của nhà xe Đức Long và về đến nhà khoảng 12h cùng ngày. Bệnh nhân ở nhà và không đi đâu trong thời gian khoảng 5-6 ngày (không ho, không sốt, không khó thở). Đến sáng ngày 20/3, bệnh nhân cùng hai người chú, thuê xe đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình để chuyển bố lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). 

Khoảng 12h cùng ngày, bố của bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân và bố ở đây khoảng 1.5-2h, sau đó bố của bệnh nhân được chuyển đến Khoa Tiêu hoá ở tầng 3. Từ 20-22/3, bệnh nhân đến mua và ăn cơm 5 lần ở quầy số 1 căng tin Bệnh viện Bạch Mai. Sáng ngày 22/3/2020, bệnh nhân đi xe ôm từ Bệnh viện Bạch Mai tới bến xe Giáp Bát, 9h30 lên xe Đức Long và về đến quê lúc 12h, vợ ra đón về. 

Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng lên 174: 3 ca liên quan đến BV Bạch Mai - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tối cùng ngày, bệnh nhân bị sốt 38.5 độ C, được anh vợ chở vào Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn tối ngày 23/3/2020. Vào 10h30 ngày 25/3/2020, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả ban đầu dương tính với virus SARS-CoV-2. 

CA BỆNH 171 (BN171):  Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 19 tuổi, là du học sinh tại Mỹ, có địa chỉ tại phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân từ Mỹ về, quá cảnh ở Philippines, nhập cảnh Việt Nam ngày 13/3/2020. 

Khi nhập cảnh, bệnh nhân không có triệu chứng và được đưa đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi cách ly theo dõi . Ngày 24/3/2020, Trung tâm Y tế Quận 10, TP. Hồ Chí Minh tiến hành lấy mẫu theo diện điều tra cộng đồng những người từ Mỹ và Đông Nam Á trở về. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh kết luận mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với virus SARS-Cov-2 vào ngày 28/3/2020. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại nhà. 

CA BỆNH 172 (BN 172) : nữ, quốc tịch Việt Nam, là con dâu bệnh nhân số 133, chăm sóc bệnh nhân 23 ngày. Hiện nay bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở. 

CA BỆNH 173 (BN 173): nữ, quốc tịch Việt Nam, sống và làm việc Mátxcơva (LB Nga) về nước ngày 25/3/2020, được chuyển đến khu cách ly tập trung tại trường Đại học FPT ở Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Bệnh nhân xuất hiện sốt khoảng 38 độ C, kèm theo ho nhiều, đau mỏi người, đã được nhập viện. 

CA BỆNH 174 (BN 174): nữ, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân làm việc tại nhà ăn Bệnh viện Bạch Mai, có tiếp xúc với nhiều người. Hai ngày nay bệnh nhân xuất hiện sốt từng cơn, sốt nóng 38,6 độ C, ho húng hắng có đờm trắng , không chảy nước mũi, không đau mỏi người, đã được nhập viện. 

Bộ Y tế khuyến cáo: Từ 0h hôm nay (28/3/2020) bắt đầu áp dụng việc hạn chế đi lại và các quy định chặt chẽ của Chính phủ nhằm ngăn chặn việc lây lan bệnh Covid-19. Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt 5 điểm sau đây:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa dịch công chứng tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

3 màn cameo "cười muốn xỉu" của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: "Hớp hồn" cả nam chính lẫn nữ chính

Lê Hấp Đường Phèn với sự tham gia diễn xuất của cặp đôi Ngô Thiến Trương Tân Thành đang là phim tình cảm học đường hot nhất thời gian gần đây. Phim kể về mối tình oan gia ngọt ngào giữa thiếu nữ trượt băng tốc độ Đường Tuyết (Ngô Thiến) và nam thần khúc côn cầu trên băng Lê Ngữ Băng (Trương Tân Thành). Một điều thú vị là Lê Hấp Đường Phèn do ekip Hương Mật Tựa Khói Sương sản xuất, nên đã mời được sự góp mặt của nam diễn viên Đặng Luân .

3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 1.

Đặng Luân xuất hiện ngay tập 1 trong vai Tử Phong - một đàn anh trong đội khúc côn cầu mà Lê Ngữ Băng cực kì hâm mộ. Tử Phong phiên âm là Xu Feng, đồng âm khác nghĩa với từ Húc Phượng - tên nhân vật Đặng Luân thủ vai trong Hương Mật Tựa Khói Sương. Nếu trong Hương Mật Tựa Khói Sương, Đặng Luân là Hỏa thần thì trong Lê Hấp Đường Phèn anh là "Băng thần" vì có kĩ năng thi đấu trên băng rất đáng nể.

3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 2.

Đặng Luân trong trang phục tuyển thủ khúc côn cầu

Lê Ngữ Băng ngỡ ngàng khi nhìn thấy thần tượng

Tử Phong khen ngợi kĩ năng của Lê Ngữ Băng và động viên anh chàng thi đấu tốt

Nụ cười hớp hồn của Đặng Luân

Không dừng lại ở đó, bộ phim Hương Mật Tựa Khói Sương còn được nhắc đến nhiều trong Lê Hấp Đường Phèn. Ở tập 9, Lê Ngữ Băng dẫn Đường Tuyết đi hát karaoke để giải tỏa căng thẳng. Cô đã tra tấn lỗ tai Lê Ngữ Băng khi thể hiện hai ca khúc nhạc phim Hương Mật Tựa Khói Sương - Tay Trái Chỉ Trăng và Bất Nhiễm.

3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 8.
3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 9.

Đường Tuyết trổ tài hát nhạc phim Hương Mật Tựa Khói Sương

Ở tập 12, Đường Tuyết cùng Dụ Ngôn (Chu Lịch Kiệt) đến nhà ăn thì gặp ông chủ đang "cày" Hương Mật Tựa Khói Sương. Hai người ngay lập tức trao đổi về nội dung của bộ phim vì cùng là fan ruột. Ông chủ còn cho biết mình đã cày phim 5 lần, lần nào đến cảnh Húc Phượng bị đâm cũng khóc vì phim quá ngược.

Trích đoạn Lê Hấp Đường Phèn tập 12

Lê Hấp Đường Phèn dài tận 40 tập nên có thể đây chưa phải là những phân đoạn cameo cuối cùng của Đặng Luân trong phim. Liệu chúng ta có được nhìn thấy tuyển thủ Tử Phong trượt băng không?

3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 11.
3 màn cameo hài hước của Đặng Luân trong Lê Hấp Đường Phèn: Hớp hồn cả nam chính lẫn nữ chính - Ảnh 12.

Lê Hấp Đường Phèn chiếu từ thứ 2 đến chủ nhật mỗi ngày 2 tập, riêng thứ 7 chiếu 1 Biên phiên dịch tập. Phim phát sóng lúc 19h30 trên đài Chiết Giang và Giang Tô, 22h trên Youku.

Thăm dò ý kiến

Bạn có muốn xem Lê Hấp Đường Phèn?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa "vũng bùn" bóng đá Việt Nam?

1. Công Vinh mà không xứng đáng, thì liệu cầu thủ Việt Nam nào xứng đáng? Quang Hải, Công Phượng? Hay Văn Quyến, Quốc Vượng? Hay Huỳnh Đức, Hồng Sơn?

Với AFC, quyết định chọn Lê Công Vinh ắt hẳn cực kỳ dễ dàng, bởi dù gì đi nữa, tiền đạo gốc Quỳnh Lưu này vẫn đang là chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất cho ĐTQG Việt Nam, anh cũng từng 3 lần giành Quả bóng Vàng Việt Nam, là cầu thủ ghi bàn thắng quyết định đem về chức vô địch AFF Cup đầu tiên của Việt Nam, từng ra nước ngoài thi đấu, ở cả châu Âu lẫn Nhật Bản...

Song khi đọc những dòng bình luận của "người hâm mộ bóng đá Việt Nam" với thông tin vinh danh Công Vinh của AFC, chắc hẳn những ai trót yêu mến anh không thể thoát khỏi cảm giác thoáng buồn:

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 1.

"Tôi dám cam đoan ở Việt Nam lượng antifan của Công Vinh và fan Công Phượng xấp xỉ nhau"

"Tiếc cho Quyến béo... giờ thì kép phụ lại là huyền thoại Đông Nam Á"

"Nếu Văn Quyến không rớt, thì Công Vinh vẫn còn lạc trôi đâu đó"

"Huyền thoại, ha ha ha!"

"Tiếc cho Văn Quyến"

Người ta từng trầm trồ với những màn trình diễn mãn nhãn của Văn Quyến, cũng như từng trầm trồ, vỡ òa với những màn trình diễn của Công Phượng. Người ta yêu thứ bóng đá đẹp, thích thú với cảm giác thăng hoa với những pha xử lý điệu nghệ, mà có lẽ quên đi rằng với một tiền đạo, bàn thắng và hiệu quả mới là thước đo quan trọng nhất. Và với một cầu thủ bóng đá, ngoài năng khiếu ra, bản lĩnh và sự nỗ lực cũng là những thứ cực kỳ quan trọng.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 2.

Ở một nền bóng đá khác, một nền văn hóa khác, Công Vinh hoàn toàn có thể là hình ảnh đại diện cho giới cầu thủ - một nghề tử tế như mọi nghề khác. Chẳng phải Công Vinh chính là hình mẫu mà những Quang Hải, Văn Hậu, Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng... hướng tới đó sao?

2. Không ít người ghét Công Vinh. Nhưng buồn cười ở chỗ họ chẳng biết mình ghét anh vì điều gì. Có lẽ, bởi Vinh không giống với những cầu thủ là hình mẫu mà thời đại của anh, thời đại bóng đá Việt Nam lặn ngụp trong "vũng bùn" của chính mình, đã là cầu thủ không được phép... là người tử tế. Với họ, Công Vinh là kẻ to gan dám làm cầu thủ "tử tế" trong nền bóng đá "chưa tử tế".

Người ta mặc định Công Vinh chỉ là "kẻ đóng thế" khi Văn Quyến, Quốc Vượng cùng già nửa đội hình chính của ĐTQG Việt Nam phải "nhập trại" năm 2005 vì bán độ, thì anh mới có cơ hội đá chính, mà quên mất rằng Quả bóng Vàng Việt Nam đầu tiên mà Công Vinh đoạt được là ở tuổi 19, và suốt hơn 10 năm trời, mọi HLV ĐTQG Việt Nam đều đảm bảo cho anh suất đá chính ở trong đội hình.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 3.

Vài năm về trước, người hâm mộ bóng đá nước nhà vui sướng, tự hào với lứa cầu thủ U19 của bầu Đức, với "văn võ song toàn", vừa đá bóng giỏi, vừa được học hành đến nơi đến chốn, nói tiếng Anh như gió. Nhưng trước đó rất nhiều năm, Công Vinh đã thản nhiên trả lời phỏng vấn truyền thông nước ngoài bằng tiếng Anh như gió.

Bóng đá châu Á công nhận và tôn vinh Công Vinh, nhưng với bóng đá Việt Nam, chữ "Vinh" trong tên của huyền thoại bóng đá Đông Nam Á này chẳng hề "đến nơi, đến chốn". Ngày bóng đá Việt Nam chia tay Công Vinh, cũng là ngày cầu thủ xứng đáng là tấm gương xứng đáng nhất cho các cầu thủ Việt Nam ngước nhìn lần cuối Mỹ Đình lộng gió từ thảm cỏ xanh trong giàn giụa nước mắt. Người hâm mộ đau một, thì Công Vinh đau mười với trận đấu cuối của mình.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 4.

Chưa, và chắc sẽ không bao giờ Công Vinh có được trận đấu tôn vinh dành riêng cho mình, cho những gì anh xứng dịch công chứng đáng được nhận sau những cống hiến miệt mài trên sân cỏ suốt gần 20 năm sự nghiệp.

Trong những thành công của bóng đá Việt Nam suốt hơn hai năm qua, Công Vinh không có mặt. Trong những thành công của mình với bóng đá Việt Nam, Công Vinh lạc lõng.

Huyền thoại ấy sinh bất phùng thời, nhưng càng nhìn vào những thành công gần đây của bóng đá Việt Nam, nhìn vào "thế hệ vàng" đang từng bước đưa bóng đá Việt Nam vươn tầm châu Á, mới thấu cảm được nỗi lòng của "người tiên phong" dám làm "cầu thủ tử tế" giữa một nền bóng đá... chưa tử tế ngày nào.

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm "con bé là giúp việc mới" và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm

Nếu chuyện mẹ chồng - nàng dâu là vấn đề nhức nhối đối với các bà vợ thì mối quan hệ tam giác giữa mẹ bạn trai - bạn trai - bạn gái cũng là 1 xuất phát điểm gian nan cho tình yêu. Những chủ đề kiểu: "Đến nhà người yêu có nên rửa bát?", "Mẹ bạn trai gây khó dễ ngay trong lần đầu ra mắt " đã quá quen thuộc. Nhưng cách xử lý thế nào lại là quyền quyết định của mỗi cô gái.

Câu chuyện "Mẹ anh luôn đúng!"

Mới đây, câu chuyện của nữ khách mời trong chương trình Tình yêu hoàn mỹ đã khiến nhiều người quan tâm. Cô kể về người bạn trai cũ của mình. Đó là lần ra mắt đầu tiên khi cô về nhà người yêu ở 1 nơi xa.

Cô chia sẻ: "Khi em bước vào nhà bác ấy đã dịch công chứng cho em 1 số thử thách. Và câu đầu tiên bác ấy chào em đó là: 'Nhà này không có tiền đâu, ai có tiền thì tự đi mua đồ ăn sáng đi'. Sau câu chuyện đó em nghĩ chỉ là lời đùa thôi và giúp bác dọn dẹp nhà cửa.

Trong lúc em đang dọn dẹp phía sau nhà thì có cô hàng xóm đi qua hỏi: 'Cô bé trắng trẻo đó là ai vậy?'. Bác trả lời: 'Con bé giúp việc mới đến thử việc thôi mà chắc là không được rồi'. Em khá là bất ngờ với câu trả lời đó. Em chưa biết tính cách của bác thế nào nhưng nghĩ chỉ là đùa thôi".

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm con bé là giúp việc mới và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm - Ảnh 1.

Nữ khách mời xinh đẹp trong chương trình Tình yêu hoàn mỹ

Điều làm cô sốc nhất là lúc anh bạn trai đưa ra bến xe để về thì bà mẹ có gọi lại dặn phải ngồi hẳn ra sau yên xe cách 1 khoảng đến bao giờ ra khỏi phố rồi muốn ngồi đâu thì ngồi. Cô cũng đã tâm sự với bạn trai nhưng anh ta không quan tâm.

Cô nhớ mãi câu trả lời: "Mẹ anh đã vất vả nhiều rồi nên cái gì mẹ anh nói cũng đúng hết". Cô chấp nhận và cố gắng suốt gần 5 năm nhưng không có kết quả cô mới ngậm ngùi dừng lại.

Suy nghĩ "cho đi tình yêu sớm muộn gì cũng nhận lại tình yêu" dường như xuất hiện trong quan điểm của rất nhiều cô gái. Nhưng rồi, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng: Sự cố gắng ấy có xứng đáng và những thanh xuân qua đi kết quả nhận lại là những gì?

Con gái hãy yêu bằng lý trí

Đàn ông nhu nhược hay nghe lời mẹ là 1 trong những nỗi lo của các cô gái khi chọn chồng. Thế nhưng, lo lắng ấy vẫn chỉ là 1 khía cạnh cảm xúc còn yêu thì cứ yêu, chịu đựng vẫn tiếp tục chịu đựng.

Đàn ông hay quanh đi quẩn lại những lý do muôn thuở: "Mẹ anh già rồi, mẹ anh đã hi sinh quá nhiều cho con cái, vì bà ấy là mẹ anh" ... và tự cho mình cái quyền luôn đúng. Bởi những công lao trong quá khứ có thể xóa nhòa được lỗi lầm của hiện tại. Sự nhập nhằng này thật khiến người làm vợ phải chịu ấm ức cả đời.

Không ai xui dại các cô phải bỏ bạn trai ngay khi lần đầu ra mắt thất bại nhưng hãy yêu bằng sự tỉnh táo. Chúng ta có thể thử cách này hay cách khác, chúng ta có thể cố gắng dung hòa các mối quan hệ nhưng hãy đặt cho mình 1 mốc thời gian "báo thức". Đừng ngủ quên trong 1 tình yêu mù quáng vô định.

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm con bé là giúp việc mới và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm - Ảnh 2.

Vì sao mà trước khi kết hôn người ta có giai đoạn tìm hiểu, không những chỉ là người bạn đời sau này mà còn tìm hiểu cả người thân của anh ta. Hãy tận dụng khoảng thời gian quý giá này để cân nhắc có nên "đầu tư" cho tình yêu ấy.

Vẫn biết không có con đường nào là trải sẵn hoa hồng nhưng trong quá trình tạo hình tượng tốt đẹp, con gái hãy ghi nhớ những điều sau:

Không đến chơi nhà bạn trai quá nhiều : Đừng tưởng gần gũi sẽ rút gần khoảng cách. Khi người ta đã có hiềm khích với bạn thì càng phải nhìn mặt nhau nhiều sẽ càng gây ra những nỗi khó chịu không thể giải tỏa.

Tạo dấu ấn trong mỗi lần đến chơi : Đừng nghĩ cứ phải lăn lộn trong các ngóc ngách nhà người ta mới là gái đảm. Bạn cần điều tiết mọi thứ hợp lý nhất. Lúc nào cần nói, lúc nào cần hành động. Hãy để cho bà mẹ chồng khó tính nhất cũng phải công nhận sự đa năng và khéo léo của bạn.

Khẳng định vị thế của mẹ bạn trai : Đó là nghệ thuật giao tiếp. Hãy biết khen ngợi 1 cách thật nhất, để mẹ anh ta biết bà là người phụ nữ "lãnh đạo" trong ngồi nhà ấy. Tỏ ra hiểu sâu sắc tính cách cũng như sở thích của bạn trai cũng là cách gây ấn tượng, giúp mẹ anh ấy yên tâm hơn khi giao con trai cho bạn.

Điều quan trọng nhất là "nhu - cương" đúng lúc, đôi khi cần thể hiện quan điểm cứng rắn, đôi lúc lại áp người ta vào thế "sự đã rồi" để họ không thể gây khó dễ cho mình.

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm con bé là giúp việc mới và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm - Ảnh 3.

Nhưng sau 1 thời gian, mọi nỗ lực không thể cải thiện mối quan hệ thì hãy nói rõ ràng với bạn trai. Nếu anh ta phủ nhận hay bênh mẹ thì cần xem xét lại. Còn nếu anh ta tỏ ra công minh và tinh tế trong việc gỡ rối thì xin chúc mừng, bạn vẫn còn cơ hội để hi vọng.

Hãy ghi nhớ, bạn không bắt anh ta lựa chọn bất cứ điều gì cả, bạn chỉ cần được đối xử công bằng và cư xử đúng mực. Thử hình dung xem, khi yêu mà đến phép lịch sự tối thiểu và sự tôn trọng mà người ta dành cho bạn không có thì cưới về sẽ thế nào?

Sự chịu đựng của bạn sẽ dần trở thành thói quen xấu cho cả 2 người: 1 bên thì lầm lũi kìm nén, 1 bên chỉ nói cho sướng miệng. Và rồi, tưởng tượng đi, những uất ức trong bạn sẽ bị dồn lại, ứ đọng để chờ 1 ngày bùng phát, mối quan hệ sẽ đi về đâu?

Con gái có thì có thời, nên nhớ, người mà bạn nợ nhiều nhất là cha mẹ mình chứ không phải ai khác. Yêu đậm sâu hay yêu lâu cũng chỉ là 1 cách nhìn nhận của riêng bạn. Thời gian không quyết định độ bền của 1 mối quan hệ. Hãy thật sự tỉnh táo khi chọn chồng bởi cuộc đời mình chỉ do duy nhất 1 người quyết định - đó là chính mình.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 sáng 27/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt các thành viên BCĐ đã phát đi những quan điểm chính thức của Việt Nam trước thông tin khẳng định sẽ có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 ở nước ta vào ngày 31/3, thậm chí thêm hàng nghìn ca nữa.

"Trên thế giới, người ta phân tích về các mốc 100 ca, 1.000 ca, rồi 100.000 ca… nên dư luận quan tâm đến việc Việt Nam bao giờ đạt đến mốc 1.000 ca cũng là dễ hiểu. Trung bình thế giới, để đạt từ 100 ca lên 1.000 ca là 9 ngày, riêng Nhật Bản là 28 ngày. Nhưng Việt Nam đã và đang thực hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ, cả nước cùng chống dịch nên chúng ta kiểm soát rất tốt. Kết quả là thấp hơn mức trung bình của thế giới rất nhiều", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 khẳng định Việt Nam không thể đạt đến 1.000 ca nhiễm như thông tin lan truyền.

Theo Phó Thủ tướng, đến sáng nay, Việt Nam đã ghi nhận 137 ca mắc mới (cùng 16 ca của giai đoạn 1 đã chữa khỏi là tổng 153 ca), nhưng đã có tới 86 ca là những người từ nước ngoài nhập cảnh và đã được cách ly tập trung ngay từ lúc xuống sân bay, hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Chỉ có 51 ca (cũng từ nguồn nhập cảnh) đã vào cộng đồng, trong số này đáng lưu ý có tới 20 người nhiễm trên chuyến bay VN0054 và 12 người ở Bình Thuận từ nguồn lây BN34, có 3 người là F2.

Nếu tính từ cột mốc 100 ca vào ngày 22/3, đến hôm nay đạt 137 ca mắc COVID-19, thì chỉ có 19 người bị phát hiện ở trong cộng đồng, chưa có trường hợp nào F2 lây nhiễm. Kết quả này là nhờ sự kiểm soát rất tốt của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận. Như vậy, để tăng từ mốc 100 lên 1.000 còn tùy thuộc vào cách thức mỗi nước ứng phó với tình hình dịch bệnh ra sao.

"Với các biện pháp mới đây, chúng ta sẽ kiểm soát tốt hơn nữa. Điều quan trọng lúc này là mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện thật tốt các yêu cầu từ Chính phủ, Bộ Y tế, thực hiện tốt các hướng dẫn phòng dịch. Chúng ta sẽ phấn đấu thành công như giai đoạn 1.Chắn chắn đến Biên phiên dịch 1/4, Việt Nam không thể đạt đến mốc 1.000 ca nhiễm bệnh", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại cuộc họp, đến sáng nay, Bộ Y tế đã hoàn thiện và ban hành Kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch COVID-19; chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước thực hiện tăng cường phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế và tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; ban hành hướng dẫn cập nhật chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Tình hình tại Bệnh viện Bạch Mai:

+ Thực hiện đóng cửa cách ly toàn diện 03 Khoa là: Khoa C4 (Viện Tim mạch Quốc gia), Khoa Thần kinh và Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Nhân viên y tế các khoa này được cách ly ngay tại Khoa và tại khu cách ly trong Bệnh viện. Bệnh nhân các khoa này cũng được cách ly và tiếp tục điều trị tại Khoa (Riêng 90 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Nhiệt đới được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)…

+ Tổ chức triển khai cách ly 573 trường hợp bao gồm nhân viên, bệnh nhân, học viên, người chăm sóc có tiếp xúc gần với trường hợp xét nghiệm dương tính.

+ Đang tiến hành xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV -2 cho tất cả nhân viên bệnh viện (gần 4.000 người) và khoảng 1.000 bệnh nhân đang điều trị.

+ Tạm dừng hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, dừng hoạt động của nhà tang lễ và nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân; Yêu cầu toàn bộ nhân viên Bệnh viện dừng hoạt động khám chữa bệnh ngoài giờ tại các phòng khám tư.

+ Giãn khoảng cách giường bệnh tại các khoa quá tải và điều trị người bệnh nặng như Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Thận nhân tạo, Ung bướu…

+ Giảm tải người bệnh tối đa, đảm bảo xét nghiệm âm tính trước khi cho xuất viện và báo Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương nơi cư trú tiếp tục theo dõi sức khỏe.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 5.

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị "có tâm", chị không đi hóng biến!

Cuộc sống của Võ Hoàng Yến trong khu cách ly thú vị và thu hút sự quan tâm của công chúng. Luôn dồi dào nguồn năng lượng, Võ Hoàng Yến hết đánh cầu lông, chụp ảnh chuẩn siêu mẫu,... mới đây chân dài nổi tiếng Vbiz còn mở lớp dạy catwalk sau đó còn đi hóng hớt xem người ta tỏ tình. Dù đeo khẩu trang kín đáo song ai nấy đều nhận ra Võ Hoàng Yến nhờ vào đôi chân dài trứ danh.

Thế nhưng ít ai biết câu chuyện phía sau bức ảnh "hóng biến" tài tình của Võ Hoàng Yến được chia sẻ trên mạng xã hội. Chính người Biên phiên dịch đẹp đã tự tay chuẩn bị bó hoa để chàng trai trong ảnh kỷ niệm 4 năm ngày cưới với vợ của mình trong khu cách ly. Võ Hoàng Yến bày tỏ: " Tuy cách ly nhưng vẫn mong muốn tạo được sự bất ngờ và kỷ niệm đáng nhớ cho ai đó. Thấy người ta hạnh phúc mà mình hạnh phúc lây" .

.

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị có tâm, chị không đi hóng biến! - Ảnh 3.

Người đẹp tự chuẩn bị hoa từ những vật liệu thủ công.

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị có tâm, chị không đi hóng biến! - Ảnh 4.

Đây là thành phẩm....

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị có tâm, chị không đi hóng biến! - Ảnh 5.

Hoá ra "chị đại" chen chen quay lại clip giúp cặp đôi làm kỉ niệm.